Mê hoặc với hương vị cà phê Ban Mê của phố núi Tây Nguyên
Điều tuyệt vời nhất là được ngắm nhìn bình minh trên Cao Nguyên, cầm tách cà phê Ban Mê ấm áp trong tay, làm tan đi bao muộn phiền. Mỗi giọt cà phê đều là một câu chuyện, một dòng sông của truyền thống, làng nghề và tình yêu thương nồng nàn. Hãy cùng khám phá xem điều gì làm nên sự đặc biệt đấy nhé!
Lịch sử du nhập cà phê
Từ xa xưa, khi lãnh thổ Việt Nam bị chiếm đóng bởi thế lực Pháp, giống cà phê Arabica (Coffea arabica) đã được Pháp đưa vào nước ta vào năm 1857. Tuy nhiên, sau nhiều lần thử nghiệm ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung mà không đạt được kết quả khả quan, cuối cùng, giống cà phê này đã được chuyển giao đến các tỉnh miền Nam, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Phát hiện này đã mở ra một chương mới trong lịch sử trồng cà phê tại Việt Nam, khiến cho Tây Nguyên trở thành vùng đất lý tưởng cho việc trồng cà phê.
Từ năm 1908 đến năm 1986, người Pháp đã liên tục thử nghiệm và trồng nhiều loại cà phê khác nhau tại khu vực Tây Nguyên. Kết quả là, Tây Nguyên nhanh chóng trở thành trung tâm sản xuất cà phê, với tổng diện tích trồng lên đến khoảng 50.000 hecta.
Cuối những năm 1990, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê, chỉ sau Brazil. Thành tựu này không chỉ là niềm tự hào cho ngành nông nghiệp chế biến cà phê của Việt Nam mà còn chứng tỏ khả năng đổi mới và phát triển mạnh mẽ của ngành này trong bối cảnh quốc tế thời bấy giờ.
Quy trình chế biến cà phê Ban Mê
Bước 1: Thu hoạch và xử lý ban đầu
Người dân tiến hành hái cà phê, sau đó cà phê được phơi khô và vỏ được tách ra. Sau quá trình này, sản phẩm được chuyển đến các đại lý mua cà phê để bán.
Bước 2: Tiếp tục phơi khô và lọc tạp chất
Cà phê được mua về tiếp tục quá trình phơi khô, sau đó chúng được lọc sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất khác.
Bước 3: Rang và tẩm bơ
Sau khi được làm khô, cà phê được đưa vào máy rang và sau đó có thể được tẩm bơ (tùy mục đích). Quá trình này giúp hạt cà phê Ban Mê rang đều hơn và tránh tình trạng cháy.
Bước 4: Ủ cà phê
Hạt cà phê rang xong được đưa vào quá trình ủ, nơi mà chúng sẽ được ủ ít nhất trong vòng 24 tiếng để tạo ra hương vị đặc trưng.
Bước 5: Làm sạch mày cà phê
Sau khi ủ, cà phê được sàng lọc để loại bỏ lớp mày còn lại, đảm bảo chất lượng cao nhất cho sản phẩm cuối cùng.
Bước 6: Xay và đóng gói
Cuối cùng, cà phê Ban Mê được đưa vào máy xay để tạo thành bột cà phê tinh khiết và sau đó được đóng gói để bảo quản hương vị và chất lượng lâu dài.
Hương vị tinh tế
Tại Tây Nguyên, điều kiện tự nhiên đã góp phần làm cho hương vị cà phê Ban Mê trở nên đặc sắc hơn. Bên cạnh đó, cà phê Ban Mê sẽ được trải qua nhiều phương pháp chế biến khác nhau để có thể tạo ra nhiều hương vị, đáp ứng từng nhu cầu của khách hàng.
Với cà phê Arabica, hương vị đắng đa dạng, đặc trưng của nó được tận dụng để tạo ra một loại cà phê thơm ngon, phù hợp với những người yêu thưởng thức hương vị phức tạp. Còn cà phê Cherry, có mùi thơm thoang thoảng của mít kết hợp với hương cherry, tạo ra một loại cà phê quý hiếm và đặc biệt.
Ngoài ra, cà phê Robusta cũng được chế biến đặc biệt để tận dụng vị đắng đậm và hương thơm dịu. Loại cà phê này phù hợp với những người yêu thích hương vị mạnh mẽ, không quá đắng và đặc biệt là lựa chọn lý tưởng cho những ai không muốn cảm giác quá say sắc cà phê.
Lợi ích của cà phê đối với sức khỏe
Cà phê không chỉ là một đồ uống ngon miệng mà còn mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Đây không chỉ là niềm vui của những người yêu thưởng thức hương vị đặc trưng, mà còn là một nguồn năng lượng và lợi ích cho nhiều khía cạnh của sức khỏe con người.
- Sản xuất năng lượng: Cà phê chứa caffeine, một chất kích thích giúp tăng cường sự tỉnh táo và tăng cường năng lượng, giúp cải thiện sự tập trung và làm tăng hiệu suất làm việc.
- Hỗ trợ giảm cân: Caffeine còn có tác dụng giảm cảm giác thèm ăn và kích thích quá trình đốt cháy chất béo, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân.
- Giảm nguy cơ trầm cảm: Cà phê được liên kết với việc giảm nguy cơ mắc trầm cảm, có thể do khả năng kích thích tinh thần và cải thiện tâm trạng.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Cà phê, khi uống một cách ổn định và không quá mức, được cho là có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Hỗ trợ sức khỏe não bộ: Caffeine trong cà phê được biết đến với khả năng kích thích não bộ, giúp cải thiện tư duy, tăng cường trí nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc uống cà phê có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về gan, bao gồm cả xơ gan và ung thư gan.
Tuy nhiên, để đảm bảo tận dụng tối đa các lợi ích, quan trọng là tiêu thụ cà phê một cách có chừng mực và kết hợp với lối sống lành mạnh.
Gợi ý một vài địa điểm thưởng thức cà phê Ban Mê
- Làng cà phê Trung Nguyên: Tọa lạc tại ngã 3 đường Lý Thái Tổ giao nhau với Nguyễn Hữu Thọ. Nơi đây có không rộng rãi và thoải mái, bạn của thể thể thưởng thức được những ly cà phê Ban Mê ngon chuẩn vị tại đây.
- Arul Cafe: Nếu bạn muốn vừa thưởng thức cà phê, vừa khám phá thêm văn hóa của người Ê-đê thì chắc chắn quán này sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Không gian quán được trang trí rất nhiều họa tiết sống động của người Ê-đê. Bên trong quán có rất nhiều đồ vật trưng bày gắn liền với đời sống của người Ê-đê.
- Cà phê Ấn Tượng: Nằm tại Khu biệt thự Hiệp Phúc – phong cách thiết kế đơn giản, nhưng nơi đây rất được lòng với người dân Buôn Ma Thuột bởi vị cà phê Ban Mê đặc trưng. Tại quán còn bán thêm đồ ăn sáng đa dạng, bạn có thể ăn sáng và uống cà phê tại đây, thật tiện lợi phải không nào!
- Quán cà phê Simexco: Nằm cạnh Quảng trường 10/3, nơi đây sẽ cho bạn cơ hội thưởng thức những loại cà phê đặc sản, từng được mang đi các hội cà phê Thế giới.
Tới Buôn Ma Thuột thưởng thức cà phê Ban Mê, hãy khám phá thêm một vài địa điểm vui chơi và ăn uống thú vị ở phố núi nha!
Tham khảo ngay tại đây:
> https://daklaktourism.com/kham-pha-bao-tang-dak-lak-net-dep-van-hoa/
> https://daklaktourism.com/food-tour-2-ngay-1-dem-tai-buon-ma-thuot/
> https://daklaktourism.com/me-man-voi-dac-san-an-uong-cua-nguoi-e-de/